Năm 1.000 người
Chăm di chuyển xuống vùng Vijaya thuộc Bình Định ngày nay.
Khởi nguồn từ năm
192, sau gần 1.000 năm, những cuộc chinh chiến với Đại Việt đã đẩy dần người
Chăm về phía Nam.
Bình Định là một
trong những vùng đất mang đậm dấu ấn văn hoá Chăm Pa. Bảo tàng Bình Định là một
trong các bảo tàng có lượng hiện vật văn hoá Chăm lớn nhất của cả nước.
Với hơn 10 nghìn
hiện vật, hầu hết là nguyên bản, có nhiều hiện vật còn nguyên vẹn. Như bảo vật
tượng thần Mahisamardini thế kỷ 12.
Sự phồn thực là đặc
trưng của văn hoá Chăm Pa. Nếu như ở giai đoạn sớm, hình tượng Linga và Yoni
rất điển hình thì ở giai đoạn Vijaya, biểu tượng này được cách điệu nghệ thuật
với các biểu tượng chóp tháp rất duyên dáng được lưu trữ và trưng bày ở đây.
Chị Thi Nhân, cán
bộ bảo tàng cho chúng tôi biết, cả tỉnh Bình Định có 12 bảo vật quốc gia thì
Bảo tàng Bình Định sở hữu 8 bảo vật. Chỉ riêng điều này đã xứng đáng để ghé.
Rất tiếc trong rất nhiều review về Bình Định, hầu như thiếu vắng thông tin về
địa chỉ văn hoá này.
Bảo tàng Bình Định
là kiến trúc được tận dụng lại nên chưa tiện lợi và đủ không gian cho khối hiện
vật khổng lồ được lưu trữ ở đây. Tuy nhiên, bước chân vào đây sẽ được sự ma mị
của những bức tượng thần níu giữ mọi giác quan, khiến người xem cảm thấy nếu đi
thêm một vòng nữa cũng chưa đủ.
Bảo tàng Bình Định
nằm ngay cạnh Quảng trường chiến thắng ở Bãi biển Quy Nhơn, số 26 đường Nguyễn
Huệ, thành phố Quy Nhơn. Giá vé tham quan rẻ bất ngờ chỉ 10k.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét