27 tháng 4, 2023

Lời ngỏ cho một câu chuyện dài hơi

24 bức lụa trong triển lãm đầu tay của Bạch – một nữ họa sĩ từng có thời gian dài công tác tại báo Tiền Phong. Năm 2018, rời công việc ở tòa báo, Bạch bắt tay vào dự án riêng của đời mình: Thể hiện những trải nghiệm của đời nghệ sĩ trên chất liệu lụa. 

Một người nữ vẽ lụa, thì còn gì bằng?

Câu hỏi tu từ ở ngay lời tựa cho triển lãm Mây Ngỏ của Bạch đã dẫn người thưởng lãm không gian mê dụ của lụa và sắc màu. 

Câu trả lời thế này: Lụa thì dịu, người nữ thì mềm. Tranh lụa của nữ họa sĩ, vì vậy, luôn uyển chuyển và trong trẻo, nhẹ nhõm. 

Tính nữ thấm đẫm trong Mây Ngỏ, từ dáng hình nhân vật đến tinh thần hội họa, từ bố cục đến hòa sắc. Người nữ của Bạch vừa dịu dàng yên tại trong bộ 3 bức bình phong Tam thái vân gian, vừa nồng đượm sinh sôi trong loạt Nghìn năm mây trắng… 

Mây Ngỏ gói ghém những câu chuyện của người nữ và tính nữ của người Việt, một cách dịu dàng, nồng nàn, và kiêu hãnh. 

Bạch vẽ miệt mài trong 4 năm. Thi thoảng trên Facebook cá nhân chị hé lộ một khoảng dự án của mình. Những trăn trở tìm tòi cách thể hiện, tìm tòi chất liệu ứng dụng mới trên lụa. Chị ứng dụng được kỹ thuật nhiễm mặc cổ xưa với bút lông thư pháp, để màu loang tự nhiên theo bút lực. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Vũ Ngọc Thuyên nhận xét “Bạch nằm trong số những họa sĩ tìm kiếm những hiệu quả mỹ thuật mới cho tranh lụa. Tranh lụa của cô được vẽ bởi nhiều chất màu, nhiều loại dung môi hòa tan, kết hợp cả vàng lá, bạc lá dán, xay rắc, và trên cùng một bức tranh cô có thể dùng hai lớp lụa vẽ phối hợp. Một số tranh hai lớp của Bạch ngoài việc có thể xem được cả hai chiều (phía trước và phía sau), còn được thiết kế để có thể mở ra như trang sách, như cách cửa. Đó là một sáng tạo kỹ thuật và cũng là chủ ý có tính mô hình hóa khái niệm trình bày trong triển lãm cá nhân đầu tiên Mây Ngỏ”. 

Bạch là con nhà nòi. Sinh năm 1979, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam). Sau khi ra trường gắn bó với công tác thiết kế, trình bày ở Tiền Phong, là họa sĩ thiết kế trong những cuộc thi Hoa hậu Việt Nam do Báo Tiền phong tổ chức. Bạch có ảnh hưởng kiến thức hội họa và tinh thần sáng tạo từ người cha, họa sĩ – nhà nghiên cứu Phan Bảo. Mạch tinh thần tích cực này tiếp tục được nối dài khi con gái Bạch - bé Tuệ Chân - hiện cũng đang là sinh viên của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

 Mây Ngỏ là lời ngỏ cho một câu chuyện dài hơi của nữ họa sĩ, dự kiến kéo dài trong 6 năm nữa, về tính nữ trong trục không – thời gian của vũ trụ và đời sống – một chủ đề rộng lớn mà Bạch đã theo đuổi từ thời thanh xuân cho tới tận bây giờ. 

Triển lãm mở cửa từ 27/4 đến 16/5/2023 tại không gian ART30 số 30 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.





Trích đoạn Nghìn năm mấy trắng 3
Lụa; Kích thước 140cmx80cm; Tranh hộp 2 lớp. 2022

Vân tưởng y thường 1
Lụa; Kích thước 80cmx140cm; tranh hộp 2 lớp. 2022.



Mây trắng nghìn năm
Giấy dó; 109x79. 2021

ART30 là không gian nghệ thuật trên tầng 2 một biệt thự Pháp cổ tại số 30 Quang Trung.

Nghìn năm mây trắng I
Lụa; Kích thước 140cmx80cm; Tranh 2 mặt. 2022

Họa sĩ Phan Minh Bạch và nhà báo Xuân Ba tại buổi lễ khai mạc triển lãm

Lối vào triển lãm Mây Ngỏ



26 tháng 4, 2023

𝐂𝐨̛ 𝐡𝐨̣̂𝐢 đ𝐞̂̉ 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭 𝐩𝐡𝐢́𝐚 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐜𝐨𝐧 𝐧𝐠𝐨̃ 𝐬𝐚̂𝐮 𝐡𝐮𝐧 𝐡𝐮́𝐭 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐩𝐡𝐨̂́ 𝐜𝐨̂̉

𝑵𝒈𝒂𝒚 𝒄𝒂̉ 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒐̛̉ 𝑯𝒂̀ 𝑵𝒐̣̂𝒊 𝒏𝒉𝒖̛𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒐𝒂̀𝒊 𝒌𝒉𝒖 𝒑𝒉𝒐̂́ 𝒄𝒐̂̉, 𝒎𝒐̂̃𝒊 𝒄𝒂́𝒊 𝒏𝒈𝒐̃ 𝒂̂𝒎 𝒖 𝒔𝒂̂𝒖 𝒉𝒖𝒏 𝒉𝒖́𝒕 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒎𝒂̣𝒏 36 𝒑𝒉𝒐̂́ 𝒑𝒉𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝒍𝒖𝒐̂𝒏 𝒍𝒂̀ 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒔𝒖̛̣ 𝒃𝒊́ 𝒂̂̉𝒏 𝒔𝒂̂𝒖 𝒔𝒂̆́𝒄. Không phải lúc nào cũng có cơ hội để “đàng hoàng” bước vào cái thế giới lập thể khép kín ấy. Nó cũng không phải là “sản phẩm” trong một tour du lịch nào để mọi người tự do tìm hiểu. Tuy nhiên, có một cơ hội để có thể trải nghiệm nếu qua ngõ 16 Tô Tịch. Một con ngõ nhỏ dài chừng 30 chục mét từ ngoài đường đi tút vào trong. Người lần đầu tiên đến đây thể nào cũng ngần ngại. Cảm giác về sự bí ẩn của những con ngõ phố cổ sẽ khiến bước chân chần chừ. Nhưng cứ mạnh dạn bước vào nếu bạn muốn biết đằng sau con ngõ sâu hun hút trên phố cổ có gì. Phố Tô Tịch từ trước nay được mệnh danh là siêu thị “hoa quả dầm”. Lọt giữa miên man xoài bơ cam dứa… sữa, đồ thờ, con tiện là một quán ăn khá bí ẩn nằm sâu phía trong con ngõ cũ kỹ có lối vào với chiếc trần gỗ thấp, với tay lên là đụng tới. Mảng tường hai bên vách bong vôi, có những chỗ vữa bở ra hở cả gạch đỏ. Lối đi ở ngõ được lát bằng nhiều loại gạch, ở giữa có một hàng gạch bông màu trắng ngà, thỉnh thoảng có viên có hoa văn. Tuổi đời của nó chắc cũng tính bằng thế kỷ giở lên. Ở khoảng sân nhỏ giữa ngõ là một quán ăn chỉ có khoảng 3 – 4 chiếc bàn thấp. Trước đây còn có một hàng bún ngan. Nhưng giờ chỉ còn lại một gia đình mở hàng. Đồ ăn ở đó có cháo, phở xào, mì xào, xôi và xôi rán ăn kèm pate, lạp xường, thịt kho… theo phong vị Hà Nội khá vừa miệng. Quán do hai vợ chồng tên Long và Phương sinh sống ở đây mở từ năm 1990 đến nay. Riết rồi mọi người quen gọi là quán Long Phương. Trong lúc chờ đồ ăn, bạn có thể tranh thủ khám phá không gian phố cổ đậm đặc này. Nó có tất cả những gì đặc trưng cho một con ngõ cổ kính của 36 phố phường Hà Nội. Sự thâm u ma mị. Sự chen chúc. Thậm chí cả sự ô nhiễm. Bạn hẳn sẽ ngạc nhiên khi vào tới cuối ngõ 16 Tô Tịch. Trong cùng của con ngõ là một Motel có tên tiếng Anh là Hiden Guest House. Nó nổi tiếng với khách du lịch ngoại quốc hơn là với người Việt. Ngay trước lối vào sảnh lễ tân là một căn bếp “lộ thiên” điển hình của cư dân phố cổ. Nếu muốn hiểu thêm về cuộc sống của những người sinh sống trong không gian này, bạn có thể nói chuyện với bà chủ quán hay chuyện. Tôi biết đến quán ăn này, và sự tự do khám phá cái ngõ phố này khá lâu nhờ sự dẫn dắt của Hoàng Nghĩa Nam - một đồng nghiệp rất biết thưởng thức ẩm thực phố cổ. Mỗi lần muốn lần mò tìm hiểu sự bí ẩn của phố cổ tôi thường hẹn bạn ấy. Mỗi lần như vậy, chúng tôi lại có chuyến phiêu lưu khá thú vị khi lựa chọn điểm đến trong khu 36 phố phường. https://1drv.ms/f/s!Au2OFzTG-xY2haFHmv0jYhrmCX8g8g?e=QWwgzE