Nằm
trên vĩ tuyến 38, chia cắt hai miền Triều Tiên, Bàn Môn Điếm (Panmunjeom) – địa
danh mang trong mình nhiều bí ẩn sau 60 năm tạm đình chiến, hàng năm thu hút
hàng chục triệu du khách nước ngoài và người dân bản xứ với mong muốn khám phá
phần nào vùng đất bí ẩn và mong ước về một bán đảo Triều Tiên thống nhất.
Bàn Môn Điếm nằm trong khu Phi quân sự (DMZ)
của Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên. Địa danh này cách Thủ đô Seoul hơn 50km, sau
hơn 40 phút đi xe bus trên con đường chạy dọc con sông Imjingang với những hàng
dây thép gai cao quá đầu người với các vọng gác dày đặc. Đây là vùng đất được
cho là được kiểm soát cẩn mật bậc nhất của thế giới. Hiện tại khu vực này được
Chính phủ Hàn Quốc mở cửa một phần để dân chúng và khách du lịch tới thăm quan.
Điểm dừng chân đầu tiên là khu Imjingak
(Nhâm Thìn Các) nơi có Quảng trường Thống Nhất. Khu vực này được xây dựng từ
năm 1971 sau khi Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên ra thông cáo chung. Những hiện
vật trưng bày tại đây đều gợi nhớ đến quá khứ chiến tranh đau buồn và thể hiện
khát vọng về một đất nước thống nhất.
Quảng trường Thống Nhất |
Sát cạnh Quảng trường là cây cầu Tự do dài
83 mét, rộng 4,5 m, cao 8 m được làm bằng gỗ thông và sắt bắc ngang dòng sông
Imjingang nối hai bờ Triều Tiên. Tên của cây cầu bắt nguồn từ những tiếng hô
“Tự do” của những người lính được trao trả sau Hiệp định ngừng bắn năm 1953 đặt
những bước chân đầu tiên lên cầu sau khi trở về từ bên kia chiến tuyến. Phần
lớn cây cầu đã bị phá hủy, còn còn lại một đoạn, ở cuối đoạn cầu là hàng rào
dây kẽm gai. Có thể coi đây là điểm tận cùng của đất nước Hàn Quốc.
Hàng ngàn người Hàn Quốc đổ về cây cầu Tự do mỗi ngày để ngóng về cố hương bên kia hàng rào dây thép gai. |
Những lời nguyện cầu hòa bình, thống nhất, của người dân Hàn Quốc và du khách trên thế giới được treo dọc theo bờ tường chăng dây thép gai tại khu DMZ.
|
Đoạn đường sắt cũ từng nối hai miền Triền Tiên |
Năm 2002, một cây cầu đường sắt mới được xây dựng trong nỗ lực hàn gắn liên Triều.
|
Một nhà ga mới cũng được xây dựng nhưng hiện tại đã bị đóng cửa từ năm 2008 do những căng thẳng giữa hai miền. |
Bên trong nhà Dorasan, những bức tranh của các em thiếu nhi thể hiện khát vọng thống nhất hai miền khiến cho nhiều du khách xúc động.
|
Một quả chuông Hòa Bình khổng lồ được người Hàn Quốc xây dựng ngay biên giới hai nước. Chuông này được đánh vào những dịp đặc biệt. Mỗi khi tiếng chuông vang lên, người dân sinh sống bên vĩ tuyến 38 đều nghe tiếng vọng.
Bên cạnh quả chuông Hòa Bình là bức tường được gắn những viên đá mang về từ 64 quốc gia với 86 viên đá của những vùng đã từng hứng chịu nỗi đau của chiến tranh.
|
Viên đá của Việt Nam được đánh số 81.
|
Tại khu vực sát bờ sông Imjingang, nơi gần nhất có thể nhìn bằng mắt thường sang khu vực bên kia biên giới. Bằng cách ống nhòm cỡ lớn, có thể nhìn thấy làng Hòa Bình của CHDCND Triều Tiên và khu công nghiệp Geaseong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét